Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông của Trường ĐH Thương mại cho biết: "Tất cả những sinh viên đến từ những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt lũ này sẽ được nhà trường hỗ trợ”.
Theo ông Thái, nguồn kinh phí này được trích từ quỹ học bổng khuyến khích học tập và hỗ trợ người học. Hiện nhà trường đang đợi xác nhận từ phía địa phương để tiến hành trao sớm nhất tới các em.
"Đây là mức hỗ trợ ban đầu của nhà trường với hy vọng có thể giúp các em vững bước vượt qua khó khăn trước mắt và là động lực để tiếp tục học tập. Nhà trường sẽ tiếp tục kêu gọi các hình thức hỗ trợ khác nữa trong thời gian tới", ông Thái nói.
Thanh Hùng
Hơn 200.000 học sinh ở 7 huyện, thành phố ở Hà Tĩnh sẽ phải nghỉ học từ ngày mai do nước lũ lên nhanh.
" alt=""/>Trường ĐH Thương mại hỗ trợ 10 triệu đồng cho mỗi sinh viên quê vùng lũ miền trungPhó Thủ tướng cho biết, đất nước ta đã được thống nhất, giải phóng và có những bước phát triển, song trong lòng ông vẫn day dứt vì dù đất nước phát triển nhanh song vẫn còn rất nghèo.
"Nhất là khi đi vào những những nơi có rất nhiều người hy sinh, rất nhiều người mất mát vì chiến tranh, họ vẫn rất nghèo" - Phó Thủ tướng nói.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Lễ trao giải Trần Đại Nghĩa. Ảnh: Lê Văn |
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Mỗi người cũng phát biểu ở một góc độ khác nhau nhưng hầu hết đều đồng ý với nhau rằng, tiềm lực khoa học của đất nước dù đã được nâng lên rất nhiều song vẫn còn rất yếu.
Làm sao để chúng ta đổi mới hệ thống đối mới sáng tạo quốc gia, nâng cao năng lực khoa học công nghệ của đất nước đã trở thành sự thôi thúc và day dứt của nhiều thế hệ từ khi đất nước còn chưa được giải phóng đến bây giờ.
Vì vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, việc có thêm những giải thưởng như giải thưởng Trần Đại Nghĩa chính là góp sức để thực hiện việc này.
Nói về cái tên Trần Đại Nghĩa được dùng cho giải thưởng cho các công trình khoa học công nghệ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, với việc lấy tên của cố GS, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa không chỉ đánh giá về mặt khoa học mà còn mang ý nghĩa tinh thần.
"Ý nghĩa của nó giống như tên của GS Trần Đại Nghĩa mà Bác Hồ đã đặt. Họ Trần là hào khí Đông A, họ của danh tướng Trần Hưng Đạo. Còn Đại Nghĩa là vì việc đại nghĩa mà làm" - Phó Thủ tướng giải thích.
Từ đó, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: "Không riêng các nhà khoa học nhưng đặc biệt là các nhà khoa học, không riêng giới trí thức nhưng đặc biệt là giới trí thức, việc "đại nghĩa" lớn nhất là gì?".
"Từng thời kỳ có khác nhau nhưng tựu chung lại chắc là không thay đổi. Từ thuở Bình Ngô đại cáo đã nói tới rồi. Đó là chúng ta phải gìn giữ, bảo vệ phát triển đất nước và phải làm sao cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bao ngàn năm nay được vun đắp, phát triển, tỏa sáng" - Phó Thủ tướng nói.
Theo Phó Thủ tướng, muốn phát triển thì nhất định khoa học công nghệ phải mạnh hơn. "Đương nhiên không chỉ các nhà khoa học làm được mà còn phải đồng bộ từ các nhà làm chính sách và cả xã hội. Nhưng rõ ràng các nhà khoa học vẫn là nhân tố chính".
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, không chỉ đứng trước yêu cầu về việc phát triển nhanh hơn, Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức mà một trong số đó chính là sự suy thoái đạo đức.
"Trong đại nghĩa lớn của ngày hôm nay, tôi rất mong muốn làm sao các nhà khoa học không chỉ cống hiến về năng lực mà còn cống hiến cả về tinh thần, làm sao tinh thần Trần Đại Nghĩa, tinh thần hào khí Đông A trong lịch sử, tinh thần không chỉ vượt qua khó khăn mà vượt qua bản thân để khoa học phát triển chắc chắn hơn, nhanh hơn và góp phần xây dựng đất nước" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ở cuối bài phát biểu, Phó Thủ tướng đặt câu hỏi cho cả hội trường, rằng có bao nhiêu người có mặt hôm nay dưới 35 tuổi. Ông nhắc lại câu chuyện của GS, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho nhiệm vụ quan trọng là Cục trưởng Cục quân giới lúc mới chỉ 33 tuổi.
Phó Thủ tướng kể lại câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi GS Trần Đại Nghĩa 2 câu hỏi, rằng liệu khó khăn, thiếu thốn như thế chú có chịu được không? GS Trần Đại Nghĩa đã trả lời là: Chịu được! Chủ tịch Hồ Chí Minh lại hỏi: Thiếu thốn như thế, không có kỹ sư, không có vật liệu có làm được không? GS Trần Đại Nghĩa đã trả lời: Làm được!
"Tôi tha thiết mong rằng, làm sao chúng ta có thể tạo điều kiện, và cả những thách thức để các nhà khoa học trẻ bứt lên chính mình và bứt lên những ràng buộc từ mấy chục năm nay để có cống hiến đột phá" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cho rằng, nếu như được lãnh đạo tin tưởng và đặt bài toán rõ ràng thì rất nhiều người trẻ sẽ sẵn sàng dấn thân để đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Lê Văn
" alt=""/>Câu hỏi của Phó Thủ tướng về 'việc đại nghĩa' của trí thức Việt NamNạn nhân tử vong là cháu N.P.L (SN 2019, trú thôn 8, xã Lộc Ngãi).
![]() |
Cơ sở giữ trẻ nơi cháu bé tử vong - Ảnh TN |
Thông tin ban đầu, vào sáng hôm qua (26/10), cháu L. được mẹ đưa đến gửi tại nhóm trẻ tư thục do bà N.T.T.Đ (xã Lộc Ngãi) làm chủ.
Đây là ngày đầu tiên cháu L. đi nhà trẻ.
Đến khoảng 13g, sau khi ăn trưa, cháu bé được cho đi ngủ. Chủ cơ sở sau đó phát hiện cháu bé bị tím tái nên báo gia đình, đồng thời đưa cháu đến Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm cấp cứu nhưng đã không qua khỏi.
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm, sau khi xảy ra sự việc, cơ quan điều tra đã tổ chức khám nghiệm để điều tra nguyên nhân.
Phòng GD&ĐT cũng cho tạm ngưng hoạt động của cơ sở giữ trẻ để phục vụ công tác điều tra.
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT cho biết, hoàn cảnh gia đình cháu N.P.L rất khó khăn. Chính quyền địa phương, ngành giáo dục đã tổ chức quyên góp để hỗ trợ gia đình lo mai táng cho cháu bé.
Một cô giáo ở Đắk Lắk bị phạt gần 4 triệu đồng, tạm đình chỉ dạy 3 tháng vì dùng thước đánh bầm tím đùi một học sinh lớp 3.
" alt=""/>Bé trai ở Lâm Đồng tử vong trong ngày đầu tiên đi nhà trẻ